Tuyển sinh liên thông học viện tài chính

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

   Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo ĐH và CĐ theo hệ thống tín chỉ;
   Căn cứ Thông tư 08/TT- BGDĐT ngày 21/4/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng, Đại học  ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Thông  báo số 173/TB-BGDĐT ngày 01/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào taọ về chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng, Đại học của Học viện Tài chính,
Học viện Tài chính tổ chức tuyển sinh Hệ Liên thông trình độ Đại học khoá 18 (đợt tháng 10/2015) với những nội dung cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo

- Chỉ tiêu dự kiến: 386
- Ngành Đào tạo
+ Kế toán 
+ Tài chính ngân hàng
+ Kinh tế
+ Quản trị kinh doanh




2. Điều kiện nộp hồ sơ dự thi

    a) Thí sinh có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, hình thức đào tạo chính qui, có ngành đào tạo đúng với ngành đào tạo Học viện thông báo tuyển sinh.
    b) Thí sinh có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế hình thức đào tạo chính qui,  thuộc nhóm ngành kinh tế nhưng không đúng với ngành đào tạo mà Học viện thông báo tuyển sinh, sau khi trúng tuyển sẽ học theo chương trình đào tạo có thời gian tối thiểu 2 năm.
c) Thí sinh có bằng tốt nghiệp Cao đẳng hình thức đào tạo chính quy của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo như qui định tại mục b khoản 2.

3. Môn thi tuyển

STT
NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH 
MÔN THI
1
 Ngành kế toán
( Chuyên ngành KTDN)
Môn toán ( Chương trình THPT ) Áp dụng cho tất cả các chuyên ngành 
Nguyên lý kế toán Kế toán tài chính
2
Ngành TC NH
1. Chuyên ngành ngân hàng
-------------------------------------------
2. Chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
Tài chính - tiền tệ
--------------------
Tài chính - tiền tệ
Quản trị ngân hàng TM
-------------------------
Tài chính doanh nghiệp
3
Ngành quản trị kinh doanh
( Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp)
Quản trị học Quản trị chiến lược
4
Ngành kinh tế
( Chuyên ngành kinh tế nguồn lực tài chính)
Lịch sử các học thuyết kinh tế  Kinh tế nguồn lực tài chính
5
Hệ thống thông tin quản lý
( Chuyên ngành Tin học - Tài chính kế toán)
HTTT Quản lý Cở sở dữ liệu

ĐĂNG KÝ LIÊN THÔNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH >>

4. Bằng tốt nghiệp

- Thí sinh có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế,  hình thức  đào tạo chính quy trúng tuyển, được đào tạo và đã tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng cử nhân kinh tế hình thức đào tạo chính quy.

5. Thời gian phát hành hồ sơ: 

Trong giờ hành chính từ ngày 7/7/2015 đến  24/8/2015  (nghỉ thứ 7, chủ nhật), tại phòng 307 (tầng 3) - Nhà Hiệu bộ, Học viện Tài chính, Số 1 Lê Văn Hiến – Đức Thắng – Bắc Từ Liêm - HN.

6. Thời gian thu nhận hồ sơ: 

Trong giờ hành chính từ ngày 25/8/2015 đến  11/9/2015  (nghỉ thứ 7, chủ nhật), tại địa chỉ phát hành hồ sơ.

7. Thời gian hướng dẫn ôn thi: 

Thông báo vào ngày thí sinh nộp hồ sơ.

8. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ: 

Phát hành hồ sơ: từ ngày 2/11/2015 đến hết ngày 2/12/2015 tại Phòng Đào tạo Học viện Tài chính Cơ sở tại Mỹ Đình.

9. Thời gian ôn thi: 

- Thời gian ôn tập : 2,3,4/12/2015
- Thời gian thi tuyển: 9,19/ 12/2015

7. ĐỊA ĐIỂM BÁN VÀ NHẬN HỒ SƠ:

Địa chỉ: Khu nhà D – Phòng đào tạo -  Số 5 đường Mỹ Đình- Phường Mỹ Đình 2 - Q.Từ Liêm- Hà Nội 
Điện thoại: 0439955133 - 0988233278  (Lưu ý liên hệ trước khi đến)
Email: tuyensinh2908@gmail.com
Website: http://tuyensinhlientuc.blogspot.com/

Tag: Liên thồng học viện tài chính, liên thông học viện tài chính 2015, tuyển sinh liên thông học viện tài chính, đăng ký thi liên thông học viện tài chính

Chỉ còn 4 ngày để nộp hồ sơ thi THPT Quốc Gia 2015

Dù đến 17h ngày 30.4 mới hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) nhưng thí sinh (TS) chỉ còn 4 ngày để chứng thực và nộp hồ sơ cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, nhiều cơ quan chứng thực hồ sơ cũng chỉ làm việc từ nay đến hết ngày 25.4, sau đó sẽ có nhiều đơn vị nghỉ lễ dịp 30.4, 1.5 từ ngày 27.4. Vì vậy, ngay bây giờ TS nếu chưa chứng thực, đóng dấu xác nhận tại cơ quan phường, xã nơi cư trú thì phải làm gấp.
Các cụm thi và cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ của TS không có chứng thực, đóng dấu của các cơ quan phường xã.
 
TS nộp hồ sơ ĐKDT tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM 
“Sau khi xác minh hồ sơ, việc đăng ký cụm thi, trường thi... sẽ được hướng dẫn cụ thể tại nơi TS nộp hồ sơ. Riêng tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ nhận hồ sơ đến hết 17h ngày 30.4” – ông Cường hướng dẫn.
Ngoài ra ông Cường cũng lưu ý các TS cần ghi rõ địa chỉ email của mình vào hồ sơ để nhận thông tin cá nhân liên quan đến kỳ thi.
Sau khi cập nhật thông tin, phần mềm tuyển sinh của Bộ GD-ĐT sẽ tự động gửi email cho TS biết mã số, account, password... để TS theo dõi, kiểm tra sai sót để được điều chỉnh. Khi có kết quả thi, phần mềm này cũng tự động cập nhật điểm thi cho TS. “Vì vậy, các em không cần phải đăng ký xem điểm mất tiền qua các tổng đài, mạng... như những năm trước nữa”, ông Cường nói.
Được biết, hiện cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT đã nhận khoảng 4.000 hồ sơ, đa số TS đều lựa chọn 4 - 5 môn thi thuộc khối xét tuyển  A, A1. Riêng lượng hồ sơ dự kiến từ các trung tâm luyện thi, bồi dưỡng văn hoá tại TP.HCM sẽ vào khoảng 25.000 bộ.

Cấm thầy cô yêu học sinh tại TP.HCM


Trong lúc cả nước đang rất cấp bách chuẩn bị cho đợt tuyển sinh trung cấp, Tuyển sinh Cao Đẳng, Đại Học sắp tới thì một số trường tại TP.HCM đã đưa ra luật mới đó là Cấm thầy cô yêu sinh viên để tránh ‘đổi tình lấy điểm’
Theo Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn Kiệt, Hiệu trưởng Cao đẳng Nghề Việt Mỹ, TP HCM, quy định cấm thầy cô yêu sinh viên nhằm tránh việc lợi dụng quyền lực gạ tình.Bảo vệ an toàn, công bằng cho sinh viên

Ngày 8/4, quy định cấm tuyệt đối giáo viên yêu sinh viên Cao đẳng Nghề Việt Mỹ thu hút sự quan tâm của dự luận. Theo quy định, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giáo viên vi phạm phải nghỉ việc. Nhiều người cho rằng, lệnh cấm không tôn trọng quyền tự do cá nhân, có phần cứng nhắc.
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn Kiệt lý giải, quy định dựa trên triết lý quan trọng và phổ biến của nền giáo dục phương Tây. Nhà trường là nơi an toàn và công bằng.
Sinh viên trường CĐ Nghề Việt Mỹ.
Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.
Theo Tiến sĩ Tuấn Kiệt, thầy cô lợi dụng quyền lực gạ tình sinh viên đã xảy ra ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Cấm yêu sẽ giúp người làm giáo dục ngăn chặn những hành vi vô đạo đức, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhiều bạn trẻ.
Nếu xuất hiện tình cảm, khó tránh khỏi trường hợp giảng viên ưu ái người mình yêu. Như vậy, giảng đường không còn công bằng.
Trường hợp khác, nhiều sinh viên có thể yêu một thầy hoặc cô. Kết quả, các em rơi vào tình trạng "trái tim tan nát" khi giáo viên yêu bạn mình.
Tiến sĩ Kiệt tâm niệm: “Môi trường giáo dục phải tuyệt đối minh bạch. Sinh viên chỉ tập trung học tập. Thầy cô chăm lo bài giảng. Đó là nền giáo dục bình đẳng, công bằng, an toàn cho các em, đảm bảo uy tín nhà trường”.
Ngoài mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, trường không cấm tình yêu nam - nữ sinh.
"Đừng yêu, hãy thương thầy, em nhé"
Thầy Dương Trần Minh Đoàn - giáo viên Cao đẳng Nghề Việt Mỹ - chia sẻ, nhiều lần được sinh viên bày tỏ tình cảm. Đó là những bức thư, tin nhắn hay lời ngỏ trực tiếp từ nữ sinh. Tuy rất tôn trọng sinh viên, nhưng giảng viên này đồng tình quan điểm không nên tồn tại tình cảm yêu đương thầy - trò trên giảng đường.
Thầy Trần Dương Minh Đoàn - giảng viên của trường.
Thầy Dương Trần Minh Đoàn.
“Khi không nhận được phản hồi từ giáo viên, có em hiểu và gửi gắm tình cảm đến người phù hợp hơn. Nhưng một số nữ sinh khác không bỏ cuộc sớm. Các em tìm mọi cách thu hút như cổ áo khoét sâu, váy ngắn, mắt đong đưa” – thầy Minh Đoàn nói.
Từ đây, giảng viên này thẳng thắn cho rằng, tình cảm của trò dành cho thầy là sự ngưỡng mộ. “Khi bước vào môi trường cao đẳng, đại học, các em ấn tượng trước cách đối xử của thầy cô với mình. Hình ảnh thầy giáo chững chạc, giàu kiến thức lại gần gũi như cha, anh, tạo nên sức hút”.
Cũng theo thầy Đoàn, tình cảm thầy trò sẽ ảnh hưởng việc dạy và học. Sinh viên không nên để thời gian lãng phí cho tình cảm, nên tập trung học tập.
“Tình cảm nam nữ là bản năng của người trưởng thành, nhưng các em đừng để nó chiếm hết tâm trí, làm lạc lối. Hãy không ngừng học tập và rèn luyện để không phụ công truyền giảng của thầy cô. Hãy đi con đường của các em theo sự hướng dẫn của giảng viên. Đừng đi theo và trở thành cái bóng của ai đó. Các em hãy tỏa sáng, thu hút người khác bằng sự tự tin, năng động, tri thức chứ không phải bằng bộ áo quần siêu ngắn” – giảng viên này gửi lời nhắn nhủ.
Nguồn: news zing

Clip trẻ nhiễm HIV bị hành hạ và đánh đập

 
Theo nguồn tin của báo tuổi trẻ ghi nhận Video clip một sự thật phũ phàng. Tại nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Q.Thủ Đức, TP.HCM), nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh... ngay trong bữa ăn

Cô giáo học thuộc từ điển trong vòng 2 năm

Một nữ giảng viên ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã học thuộc 220.000 từ tiếng Anh trong vòng hai năm, được gọi là "từ điển sống". Mẹ làm thiệp, động viên con học tiếng Anh mỗi ngày
Cô Lý Diễm Chi bên chồng tài liệu tiếng Anh. Theo một số người, cô Lý Diễm Chi, 51 tuổi là giáo viên môn Tiếng Anh Tài chính, trường đại học Giao thông Tây An. Để tiện cho việc dạy học, từ tháng 8/2013, cô bắt đầu học thuộc lòng quyển "Đại từ điển Anh-Hán". Trong vòng 19 ngày, cô đã thuộc lòng lần thứ nhất. Tổng cộng trong hai năm, cô đã học thuộc 28 lần, nắm vững toàn bộ 220.000 từ tiếng Anh trong từ điển. Theo tiêu chuẩn giáo dục Trung Quốc, sinh viên tốt nghiệp đại học phải vượt qua được trình độ tiếng Anh cấp 6, yêu cầu nắm vững 6.000 từ. Sáng nào cũng vậy, cô dậy từ 3h, bắt đầu việc học thuộc lòng trong khoảng 6 tiếng. Ngoài ra, cô còn mượn thư viện trường gần 500 quyển tạp chí tiếng Anh về đọc thêm. Cô Lý đã ly hôn hơn 20 năm, một mình nuôi cậu con trai bị tự kỷ, nay đã 26 tuổi. Cậu không thể chăm sóc bản thân, khiến cô rất vất vả. Để cải thiện cuộc sống, ngoài việc dạy học, cô còn làm phiên dịch thêm để kiếm tiền. "Bay được thì bay, không bay được thì chạy, không chạy được thì đi bộ, không đi được thì bò, tóm lại, ta nhất định phải tiến về phía trước", cô Lý nói về triết lý cuộc sống của mình. "Mơ ước lớn nhất của tôi là tham gia chương trình 'Siêu não' để thử sức bản thân", cô nói. Đây là loạt chương trình truyền hình nổi tiếng ở Trung Quốc về thử thách trí nhớ. Ngoài tiếng Anh, cô còn giỏi hơn 10 ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Nga, Đức, Nhật, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy. Cô đã tổng kết được 11 phương pháp nhớ từ như "danh nhân danh ngôn", "câu cửa miệng", "đồng âm khác nghĩa", giúp sinh viên học tiếng Anh tốt hơn. "Cô Lý quả thực là 'Đại từ điển Anh-Hán' biết đi", Trương Tân Kiệt, một học trò của cô nói. Nguồn: vnexpress

Kỳ thi Quốc Gia năm 2015 thí sinh chọn Vật Lý và Hóa chiếm 60-70%

Kỳ thi tuyển sinh Quốc Gia năm 2015 số lượng các em học sinh lựa chọn các môn tự nhiên chiếm tỉ lệ rất cao 

Khảo sát sơ bộ một số trường THPT tại TP HCM cho thấy, Vật lý và Hóa học vẫn là 2 môn được học sinh lựa chọn nhiều nhất.
Ngoài 3 môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ, môn Vật lý và Hóa học được học sinh lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ lên tới 60-70%. Trong khi đó, môn Lịch sử và Địa lý có ít học sinh lựa chọn nhất.
Học sinh tự chọn môn thi tốt nghiệp: Hóa và Vật lý lên ngôi
Công bố đề minh họa 8 môn thi THPT Quốc gia
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục đăng tải 13 mẫu đề minh họa của 8 môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Cô Lê Tường Quyên - phó hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương - cho biết, trường đã cho học sinh đăng ký những môn tự chọn, đăng ký khối thi để bố trí các lớp ôn tập và lựa chọn giáo viên phù hợp. Năm học này, trường THPT Trưng Vương có 675 học sinh lớp 12, tỷ lệ thi môn tự chọn cao nhất là Vật lý (khoảng 60%), sau đó đến Hóa học.
Tại trường THPT Vĩnh Viễn (quận Tân Phú), 4 học sinh chọn Lịch sử. Trường THPT Tân Phú (quận Tân Phú) cũng chỉ 8 em đăng ký 2 môn Địa lý và Lịch sử, trong khi có tới 139 học sinh chọn Vật lý, 68 em ưu tiên Hóa học.
Thầy Nguyễn Hùng Khương - Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) - cho biết, trường đã thống kê số liệu môn thi được học sinh lựa chọn và tiến hành sắp xếp lớp để các em bắt đầu ôn tập từ ngày 16/4 tới.
Năm học 2014-2015, Trường THPT Bùi Thị Xuân có 602 học sinh khối 12, trong đó có 338 học sinh chọn môn Vật lý, 165 em đăng ký Hóa học, 81 em chọn môn Sinh. Hai môn Lịch sử, Địa lý chỉ có 18 em đăng ký thi xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường vẫn sẽ tổ chức lớp để các em được ôn tập đầy đủ, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.
Công bố lịch chi tiết kỳ thi THPT Quốc gia
Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra trong 5 ngày, bao gồm 8 môn thi. Đề thi môn Ngoại ngữ có phần viết và trắc nghiệm.
Nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GDĐT thực hiện một số nội dung để việc tổ chức ôn thi đạt hiệu quả. Các trường THPT, trung tâm GDTX hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của các sở GDĐT, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Bộ GD-ĐT không phát hành tài liệu ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia và không bắt buộc giáo viên, học sinh phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào. 
Vì vậy, các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX thực hiện những giải pháp hiệu quả, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. Sau khi kết thúc năm học theo kế hoạch, việc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học.
Nguồn: news.zing.vn

Đề thi mẫu và cách chấm điểm kỳ thi THPT 2015

Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 13 đề thi và đáp án mẫu của 8 môn (Ngoại ngữ có 6 đề minh họa) kỳ thi THPT quốc gia 2015 giúp thí sinh làm quen.

Các môn thi THPT quốc gia sẽ có đề minh họa  /  Bộ Giáo dục sẽ công bố ma trận đề thi nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục giới thiệu các đề thi minh họa, kèm theo đáp án để giáo viên và học sinh tham khảo. Các đề thi minh họa sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức, nhưng qua đó học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập.
Đề minh họa và đáp án
Môn Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Nga
Tiếng Pháp
Tiếng Trung
Tiếng Đức
Tiếng Nhật
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở.
Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm. Đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: phần viết và phần trắc nghiệm; trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Nguồn : vnexpress

Đại Học Việt Nam nên để người khác chỉ ra khuyết điểm

 TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết: "Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế".
 >> Gần 40 trường đại học Đông Nam Á họp bàn nâng cao chất lượng giáo dục
Trao đổi với báo chí tại Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) về đảm bảo chất lượng đang diễn ra tại Hà Nội, TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết: “Các trường đại học Việt Nam rất mong muốn trở thành thành viên của các mạng lưới kiểm định chất lượng trong khu vực và quốc tế. Bởi vì, khi trở thành thành viên của mạng lưới này, họ sẽ có điều kiện tham dự các hội thảo học hỏi kinh nghiệm xây dựng đánh giá bên trong của nhà trường, học hỏi kinh nghiệm phấn đấu đạt chuẩn các nước trong khu vực và quốc tế công nhận. Đó là nhu cầu của các trường và xu thế phát triển của các nước. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường tham gia kiểm định trường hoặc kiểm định chương trình ở các tổ chức quốc tế”.

Chấp nhận khiếm khuyết
Thưa ông, tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có 23 chương trình được đánh giá đạt tiêu chuẩn của AUN, có phát triển hơi chậm so với khu vực?
Nếu so với các nước khác, con số 23 chương trình của Việt Nam không phải là ít mà là rất mạnh. Chúng ta là một trong những nước tích cực với việc này. Các nước khác, có những nước mới chỉ có 1, 2 chương trình được đánh giá.
Năm 2015, trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QGHN tiên phong thực hiện đánh giá trường, ông nghĩ sao về điều này?
Phải nói về lịch sử 1 chút, khi triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng và triển khai đánh giá, các tổ chức bao giờ cũng cân nhắc xem triển khai cái gì trước. Triển khai đánh giá các trường hay chương trình. Mỗi nơi có cách tiếp cận, mỗi nơi có 1 ưu thế. Đánh giá trường thì có một bộ tiêu chuẩn để đánh giá hầu hết các trường trong khu vực nước đó. Còn kiểm định chương trình thì hay ở chỗ, đánh giá trực tiếp vào việc dạy và học.
AUN đã lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước, vì chiến lược của họ là tập trung cải tiến các chương trình bên trong chất lượng đào tạo.
Như tôi đã nói, các trường đại học trong khu vực rất đa dạng cho nên chúng ta triển khai đánh giá nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn đánh giá chương trình vì đánh giá chương trình kiểu gì cũng tìm ra chương trình mạnh và họ sẽ đăng ký đánh giá bộ tiêu chuẩn ấy.
Đó là lý do mà từ năm 2006 đến nay chúng ta có 23 chương trình được đánh giá nhưng chưa có trường nào được AUN đánh giá.
Năm nay, ngoài việc tiếp tục đánh giá chương trình, AUN bắt đầu triển khai đánh giá nhà trường. Có 1 bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách tổng thể xem tổ chức hoạt động của nhà trường như thế nào, công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường ra sao... Đây là động thái rất phù hợp với chúng ta hiện nay. AUN kêu gọi các trường đại học Việt Nam tham gia.
Chúng tôi rất hoan nghênh ĐH QGHN đăng ký tham gia vì biết rằng đánh giá đầu tiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực, quyết tâm này.
Tôi hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác, từng bước, từng bước sẽ có nhiều trường hơn trở thành thành viên của các tổ chức đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế.
Nếu chúng ta cứ làm như trước đây cứ tự khen mình là tốt mà không biết bên ngoài họ đánh giá mình như thế nào. Chúng ta nên chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Còn nếu vẫn làm như trước đây, tự khen mình mà không biết bên ngoài đánh giá mình như thế nào thì không thể nào tốt được.
Hình thành văn hóa minh chứng
Theo ông, khó khăn của các trường đại học Việt Nam khi tham gia đánh giá chuẩn khu vực AUN như thế nào và điểm yếu của các trường đại học Việt Nam là gì?
Ở Việt Nam đào tạo đại học đã được một trăm năm, nhưng có điểm yếu là chúng ta làm nhưng không có các báo cáo, minh chứng về những việc đã làm. Thói quen, các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm không lưu trữ .
Các trường trên thế giới có thể không có những báo cáo định kỳ như của chúng ta, nhưng văn hóa tự đánh giá đòi hỏi nhà trường phải định kỳ triển khai tự đánh giá hiện trạng của nhà trường những gì tốt, những gì chưa tốt, dự định sắp tới làm như thế nào . Và muốn thấy lịch sử sự phát triển của trường nào, chỉ cần xem hệ thống báo cáo tự đánh giá của nhà trường là biết trường đó mạnh như thế nào.
Trong hơn 10 năm qua, với việc các trường đại học Việt Nam triển khai và tham gia đánh giá trong và ngoài nước, đã từng bước dần hình thành văn hóa minh chứng, đòi hỏi nhà trường lưu trữ lại tất cả hoạt động của mình. Với cách đó đã khắc phục được nhược điểm của mình.
Nếu như chúng ta làm được việc này, thì không cần các đơn vị ngoài đánh giá mà bản thân nhà trường cũng nhìn thấy được lộ trình triển khai và có động cơ để điều chỉnh hoạt động và hoàn thiện trong nhà trường các chương trình đào tạo.
TS Phạm Xuân Thanh
TS Phạm Xuân Thanh
Đại học VN mới tập trung vào cách thức tổ chức điều hành của nhà trường chứ chưa đi sâu vào vấn đề người học như thế nào
Đánh giá chưa đi sâu vào vấn đề người học
Ông có thể nói rõ hơn về ảnh hưởng của việc kiểm định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học?
Có 2 loại đánh giá chính mà thế giới quan tâm, áp dụng, là đánh giá nhà trường và chương trình.
Cụ thể, hoạt động của một nhà trường rất rộng, nên khi đánh giá chỉ tập trung vào cách thức tổ chức, điều hành và hệ thống đảm bảo chất lượng nhà trường chứ không đi sâu vào từng việc dạy và học .
Nhưng khi đánh giá chương trình, ngành cụ thể của một trường đại học thì ngành đó cũng phải nói rõ nội dung, mục tiêu, tài liệu, kiến thức, cơ sở vật chất, thư viện, giảng viên đã đáp ứng nhu cầu học tập, yêu cầu nhà sử dụng hay chưa…Đây là những tiêu chí cụ thể trong bộ đánh giá, nếu các trường thực hiện được mục tiêu đó thì chỉ tập trung vào việc dạy và học là chính.
Ngay cả những nơi dạy lý thuyết nhiều quá mà sau này sinh viên không áp dụng được, không cần thiết trong cuộc sống thì các chuyên gia đánh giá góp ý điều chỉnh vì cái đích của chúng ta là người học, đối tượng cần quan tâm và tốt nghiệp họ cần gì.
Cách AUN lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước là hợp lý.
Tại sao ở trong nước thời gian vừa rồi chúng ta tập trung đánh giá nhà trường mà không tập trung đánh giá chương trình?
Thực ra chúng ta mới bắt đầu làm công việc kiểm định này từ năm 2002. Khi đó, nhân lực thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn 200 trường đại học có gần 3.000 chương trình. Để xây dựng mỗi chương trình một bộ tiêu chuẩn đánh giá là rất khó khăn.
Vì những lý do này, và với mục đích yêu cầu các trường nhanh chóng đi vào guồng để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, chúng tôi đã lựa chọn trước việc xây dựng bộ tiêu chuẩn của nhà trường và yêu cầu các trường tự đánh giá. Trong đó nhà trường rà soát các hoạt động của nhà trường .
Với cách này, chúng tôi tác động tới cả hệ thống hơn 400 trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận này hiệu quả nhưng chưa đạt chất lượng như chúng tôi mong muốn vì mới tập trung vào cách thức tổ chức điều hành của nhà trường chứ chưa đi sâu vào vấn đề người học như thế nào, người dạy như thế nào.
Trong vài năm qua, chúng tôi đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình. Năm nay, chúng tôi đang trình ban hành bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các chương trình giáo dục đại học. Và theo như thế hoạch đưa ra từ 2010, thì mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có 90% số chương trình giáo dục đại học trong cả nước được đánh giá theo chuẩn này. Đây là mục tiêu rất lớn, nhưng rất cần thiết, nếu chúng ta muốn thay đổi chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
Khuyến khích các trường cải tiến chất lượng
Khi triển khai bộ tiêu chuẩn đánh giá như vậy, ông hy vọng Việt Nam sẽ có trường xếp hạng cao trong khu vực không?
Mục đích của chúng tôi là khuyến khích các trường cải tiến chất lượng, chỉ 1 khâu thôi với như thế trường nào cũng làm được. Trường rất mạnh thì có thể cải thiện được chương trình của mình để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế còn các trường quá yếu thì cải tiến phấn đấu vươn lên.
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhanh chóng có được nhiều chương trình đạt được chuẩn quốc gia, và ngày nhiều hơn của khu vực AUN và sau đấy nữa là chuẩn quốc tế. Như vậy chúng ta sẽ có 1 số trường và 1 số chương trình đạt chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế sẽ ảnh hưởng tới các trường khác.
Ở đây, chúng tôi chú trọng tới vấn đề cải tiến chất lượng chứ không phải xếp hạng. Thực ra xếp hạng là sự ghi nhận thành tích mà các đơn vị đạt được. Nhưng họ chỉ ghi nhận thành tích tại thời điểm đấy thôi, và không để ý quá trình trước đấy nhà trường phải đầu tư bao nhiêu công sức, thời gian để đạt đỉnh cao ấy. Chúng tôi quan tâm giai đoạn đầu, tức là giúp họ đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Khi họ vươn lên được rồi, chắc chắn họ sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng.
Việc phân tầng xếp hạng Việt Nam của mình đến đâu rồi thưa ông?
Bộ GD-ĐT đã có văn bản trình thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Nghị định chưa ban hành. Nhưng điều đáng nói là ở đây, mục tiêu của việc phân tầng, xếp hạng là thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng, thúc đẩy các trường từng bước phấn đấu vươn lên, chúng ta chú trọng vấn đề này hơn chứ không phải phân loại trường này tốt, trường kia xấu để đề cao hay làm mất uy tín của một số trường. Chúng ta đưa ra mức thang để các trường phấn đấu.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Nguồn: dân trí

Đã có lịch thi THPT Quốc Gia năm 2015

Ngày 19/3, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ 2015 tại TP HCM. Chi tiết lịch thi và thời gian xét tuyển nguyện vọng được công bố.
Thời gian đăng ký dự thi
Từ ngày 1/4-30/4 các điểm đăng ký dự thi thực hiện thu hồ sơ gồm 2 phiếu đăng ký, 2 ảnh 4x6, phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ nhận của thí sinh.
Sau ngày 30/4 hết hạn đăng ký, thí sinh không được đổi môn thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp.
Lịch thi chi tiết
Lịch thi THPT Quốc gia.
Lịch thi THPT Quốc gia.
Thời gian xét tuyển nguyện vọng
Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các trường phải công khai thông tin về quy định xét tuyển như chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với từng đợt. Thời gian xét tuyển các nguyện vọng như sau:
Nguyện vọng 1: Từ 1/8-20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất 25/8).
Nguyện vọng bổ sung đợt 1: Từ 5/8 đến hết 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9).
Nguyện vọng bổ sung đợt 2: Từ 20/9 đến 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước 10/10).
Nguyện vọng bổ sung đợt 3: Từ 10/10-15/10 (công bố điểm trúng tuyển trước 31/10).
Nguyện vọng bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): Từ 31/10 đến 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước 20/11).
Các trường ĐH, CĐ và các sở GD-ĐT báo cáo kết quả tuyển sinh 2015 về Bộ GD-ĐT, chậm nhất là ngày 31/12.
Nguồn: zing

Bộ giáo dục và đào tạo không phát hành tài liệu ôn thi

Hiện nay kì thi quốc gia đang tới gần với quy định mới của bộ giáo dục và đào tạo về kì thi quốc gia năm nay các bạn học sinh đăng gấp rút chuẩn bị cho kì thi và kì tuyển sinh Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.


Sở dĩ Bộ GD-ĐT gấp rút ban hành công văn gửi các Sở GD-ĐT là do hiện nay, trên thị trường sách tham khảo đang có bộ sách “Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT quốc gia năm học 2014-2015” gồm 8 cuốn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí… do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành tháng 2/2015.
Công văn của Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: Bộ sách “Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014-2015” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trực tiếp tổ chức bản thảo và xuất bản. Trong số các tác giả của bộ sách có tên một số cán bộ đang công tác tại các vụ, cục thuộc Bộ. Các cán bộ này chỉ tham gia với tư cách cá nhân như các tác giả khác, không liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ. Do vậy, bộ sách chỉ như các loại sách tham khảo khác có trên thị trường, không phải là sách do Bộ GD-ĐT biên soạn. Nội dung bộ sách nói trên không phù hợp với yêu cầu đề thi trong kì thi THPT quốc gia do Bộ tổ chức.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ các đề thi minh họa cho các môn thi trong kì thi THPT quốc gia năm 2015 để giáo viên và học sinh tham khảo. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, yêu cầu các cá nhân là cán bộ của Bộ có liên quan đến việc xuất bản và phát hành các tài liệu nói trên rút kinh nghiệm và sẽ xử lý (nếu có vi phạm).
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong việc xuất bản và phát hành các tài liệu có sự tham gia của các cán bộ đang làm việc tại Bộ, vì có thể gây hiểu lầm là tài liệu hướng dẫn của Bộ.
“Các sở giáo dục và đào tạo phổ biến Công văn này đến các cơ sở giáo dục trực thuộc và thông tin kịp thời để học sinh và cha mẹ học sinh được biết. Yêu cầu các cơ sở giáo dục không được tổ chức phát hành các tài liệu tham khảo nói chung, bộ sách hướng dẫn ôn tập nói riêng. Việc mua tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, ôn tập là hoàn toàn tự nguyện, các cơ sở giáo dục không được bắt buộc đối với người học dưới bất kỳ hình thức nào” - Công văn của Bộ quán triệt
Nguồn: dantri

Năm nay trường Đại Học Bách Khoa xét tuyển điểm môn toán nhân hệ số 2

Đánh giá kết quả thi môn Toán là thước đo tin cậy về năng lực tư duy logic của thí sinh, vốn rất cần thiết khi theo học ngành kỹ thuật nên ĐH Bách khoa Hà Nội chọn Toán là môn thi chính (hệ số 2) khi xét tuyển vào một số ngành đào tạo trong kì tuyển sinh Đại Học năm nay.


Năm 2015, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia tại các cụm thi trên cả nước do các trường đại học chủ trì.

Để có lứa sinh viên đủ năng lực tiếp thu kiến thức tốt và tinh thần học tập nghiêm túc trong suốt ba năm học THPT, Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung điều kiện sơ loại. Theo đó, thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp 3 môn thi xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT từ 20 trở lên. Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của trường lên đại học.

Tổ hợp 3 môn xét tuyển được chọn trên cơ sở các khối thi truyền thống của trường trước đây (A, A1, D1, D3) và bổ sung các tổ hợp môn thi khác (Toán-Hóa - Anh, Toán - Hóa - Sinh) nhằm tạo điều kiện cho thí sinh một sự lựa chọn rộng rãi hơn sau khi kết quả thi tốt nghiệp THPT 2015 được công bố.

Môn Toán có mặt trong tất cả tổ hợp môn xét tuyển và là môn thi tự luận (180 phút). Kết quả thi môn Toán sẽ là thước đo tin cậy về năng lực tư duy logic của thí sinh, vốn rất cần thiết khi theo học các ngành kỹ thuật tại trường. Do đó, Toán được chọn là môn thi chính (hệ số 2) khi xét tuyển vào một số ngành đào tạo.

Các nhóm ngành xét tuyển của trường cũng được điều chỉnh cho phù hợp với phương thức tuyển sinh mới. Mỗi nhóm (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có chung một mã xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn định, có cùng tổ hợp các môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển.

Các ngành/chương trình đào tạo của trường nằm trong 24 nhóm được liệt kê trong bảng dưới đây. Việc phân ngành (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau năm học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên. Trường dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2015 là 6.000, trong đó 400 sinh viên thuộc các chương trình đào tạo quốc tế.


Nhóm
ngành
Ký hiệu
nhóm
Tên ngành đào tạo
Mã ngành
Tổ hợp môn
xét tuyển
1
KT11
Kỹ thuật cơ điện tử
D520114
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)
2
KT12
Kỹ thuật cơ khí
D520103
Kỹ thuật hàng không
D520120
Kỹ thuật tàu thủy
D520122
3
KT13
Kỹ thuật nhiệt
D520115
4
KT14
Kỹ thuật vật liệu
D520309
Kỹ thuật vật liệu kim loại
D520310
5
CN1
Công nghệ chế tạo máy
D510201
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
D510203
Công nghệ kỹ thuật ô tô
D510205
6
KT21
Kỹ thuật điện-điện tử
D520201
Kỹ thuật ĐK và TĐH
D520216
Kỹ thuật điện tử-truyền thông
D520207
Kỹ thuật y sinh
D520212
7
KT22
Kỹ thuật máy tính
D520214
Truyền thông và mạng máy tính
D480102
Khoa học máy tính
D480101
Kỹ thuật phần mềm
D480103
Hệ thống thông tin
D480104
Công nghệ thông tin
D480201
8
KT23
Toán-Tin
D460112
9
CN2
Công nghệ KT ĐK và TĐH
D510303
Công nghệ KT điện tử-truyền thông
D510302
Công nghệ thông tin
D480201
10
KT31
Công nghệ sinh học
D420201
Toán, Lý, Hóa
Toán, Hóa, Sinh
Toán, Hóa, T. Anh
(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)
Kỹ thuật sinh học
D420202
Kỹ thuật hóa học
D520301
Công nghệ thực phẩm
D540101
Kỹ thuật môi trường
D520320
11
KT32
Hóa học
D440112
12
KT33
Kỹ thuật in và truyền thông
D320401
13
CN3
Công nghệ kỹ thuật hoá học
D510401
Công nghệ thực phẩm
D540102
14
KT41
Kỹ thuật dệt
D540201
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
Công nghệ may
D540204
Công nghệ da giầy
D540206
15
KT42
Sư phạm kỹ thuật công nghiệp
D140214
16
KT51
Vật lý kỹ thuật
D520401
17
KT52
Kỹ thuật hạt nhân
D520402
18
KQ1
Kinh tế công nghiệp
D510604
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
Toán, Văn, T. Anh
Quản lý công nghiệp
D510601
19
KQ2
Quản trị kinh doanh
D340101
20
KQ3
Kế toán
D340301
Tài chính-Ngân hàng
D340201
21
TA1
Tiếng Anh KHKT và công nghệ
D220201
Toán, Văn, T. Anh
(T. Anh là môn thi chính, hệ số 2)
TA2
Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế
D220201
22
QT1
LUH: Điện tử -Viễn thông, với ĐH Hannover (Đức)
D520207
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
Toán, Hóa, T. Anh
Toán, Lý, T. Pháp
NUT: Cơ điện tử, với ĐH Nagaoka (Nhật)
D520114
G-INP: Thiết kế và quản trị hệ thống thông tin, với ĐH Grenoble (Pháp)
D480201
LTU: Công nghệ thông tin, với ĐH Latrobe (Úc)
D480201
VUW-IT: Kỹ thuật phần mềm, với ĐH Victoria Wellington (New Zealand)
D480201
23
QT2
VUW-M: Quản trị kinh doanh, với ĐH Victoria Wellington (New Zealand)
D340101
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
Toán, Hóa, T. Anh
Toán, Văn, T. Anh
24
QT3
TROY: Quản trị kinh doanh, với ĐH Troy (Hoa kỳ) - Học bằng tiếng Anh
D340101
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, T. Anh
Toán, Hóa, T. Anh
Toán, Văn, T. Anh
Toán, Văn, T. Pháp*
(* Học bằng tiếng Pháp)
UPMF: Quản trị doanh nghiệp, với ĐH Pierre Mendes France (Pháp) - Học bằng tiếng Pháp
D340101
Nguồn: vnexpress

Cập nhật liên tục các thông tin tuyển sinh trung cấp, tuyển sinh cao đẳng, du học mới nhất của các trường Đại Học và Cao đẳng

DU HỌC HÀN QUỐC

Xem nhiều nhất

ĐĂNG KÝ HỌC

 Trung cấp công nghệ thông tin